2 đường thẳng trong hình vẽ rõ ràng là cắt nhau và theo những gì chúng ta được học trong môn Toán thì hai đường thẳng này không thể nào song song với nhau.
Nhưng ... nếu đặt nó vào khung cảnh như sau thì điều gì xảy ra?
Gợi ý xem thêm: Top 4 sách dạy vẽ chủ đề Phối Cảnh dễ hiểu nhất
2 đường thẳng bây giờ chính là 2 cạnh của đường ray xe lửa, được biết chúng luôn cách nhau một khoảng cố định hay còn gọi là song song với nhau.
Như vậy, hai đường thẳng trong thực tế song song với nhau khi được vẽ ra thì chúng lại cắt nhau? Tụ về một điểm?
Thử quay về tuổi thơ...! Chúng ta hay thử nghiệm những động tác tương tự như thế này
Rất quen thuộc...
Thực ra đó chỉ là một quy luật mà hầu hết chúng ta đều tự nhận biết được từ khi còn rất bé, gần thì to, xa thì nhỏ. Những hình vẽ trên trên đều minh họa cho quy luật chúng ta sắp tìm hiểu – quy luật phối cảnh.
------------------------------------------------------------------
BÀI GIẢNG:
1. Quy luật phối cảnh, điểm tụ, đường tầm mắt:
Quy luật phối cảnh chỉ cần nhớ 2 câu: Gần lớn xa nhỏ - Gần tỏ xa mờ.
Hai cạnh của đường ray xe lửa cắt nhau tại một điểm, gọi là điểm tụ. Tất cả các đường thẳng song song với hai cạnh đường ray (dây thép hàng rào) đều đồng quy với nhau tại điểm tụ.
Đường tầm mắt (hay còn gọi là đường chân trời) chính là đường thẳng thể hiện độ cao của mắt người vẽ:
Tất cả các điểm tụ đều nằm trên đường tầm mắt.
2. Phối cảnh song song và phối cảnh góc:
Khi nhìn vào trực diện của khối hộp thì chúng ta áp dụng phối cảnh một điểm tụ (gọi là phối cảnh song song):
Nhìn lệch sang bên chúng ta có 2 điểm tụ (gọi là phối cảnh góc):
Tất cả các đường của 1 hệ thống đường thẳng song song trong phối cảnh đều gặp nhau tại 1 điểm. Vậy có nhiều hệ thống đường thẳng song song sẽ có nhiều điểm tụ:
Tuy nhiên các bạn lưu ý: Ở mức độ luyện thi, các bạn chỉ được học phối cảnh của các đường thẳng song song với mặt đất. Các đường thẳng khác như vuông góc với mặt đất thì chúng ta không áp dụng phối cảnh:
Hình vẽ: Các đường thẳng vuông góc với mặt đất, chúng ta vẽ vuông góc với đường tầm mắt.
Thắc mắc: Những đường thẳng sau (2 cạnh dài của hình hộp, các thanh ngang của đường ray xe lửa) song song với mặt đất sao không có điểm tụ?
Giải thích:Các đường thẳng này song song với đường tầm mắt nên không thể cắt đường tầm mắt, suy ra không thể tụ về một điểm nằm trên đường tầm mắt. Chúng ta thể hiện nó song song với đường tầm mắt. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một góc nhìn trực diện này mới đặc biệt vậy, còn những góc khác thì chúng đều phải tụ về một điểm nằm trên đường tầm mắt.
3. Áp dụng:
- Vẽ phối cảnh khối lập phương:
Ở mỗi góc nhìn chúng ta có được những hình hộp khác nhau, nó phụ thuộc vào đường tầm mắt của ta so với khối hộp.
- Vẽ khối trụ nằm:
Khối trụ nằm được suy ra từ khối hộp nằm (viên gạch)
- Khối nón nằm:
Khối nón nằm được suy ra từ khối trụ nằm. Thay vì vẽ khối nón nằm, chúng ta vẽ một khối trụ ăn vào trong mặt phẳng bàn.
4. Ứng dụng của phối cảnh:
Phối cảnh được ứng dụng cho nhiều môn nghệ thuật:
Phối cảnh trong VẼ TRANH PHONG CẢNH
VẼ CÁC ĐỒ VẬT nhờ phối cảnh
NHIẾP ẢNH trở nên độc đáo hơn nhờ phối cảnh.
"Ngành kiến trúc, hội họa rất cần phối cảnh để thể hiện ý tưởng của người sáng tác.
Còn các bạn thì rất cần phối cảnh để đậu đại học!"
Trong bài viết có sử dụng các tài liệu và hình ảnh:
- The_Art_of_Drawing - Willy Pogany
- Perspective_Drawing_Handbook - Joseph D'amelio
- Perspective Made Easy - Ernest R.Norling
Tải các quyển sách này tại đây
Bài viết: HT (Nguyễn Hữu Trí)
Bài viết được trích từ giáo trình "Lớp vẽ trực tuyến" - diendankientruc.com
Gợi ý: Hướng dẫn về luật xa gần - Dét
Gợi ý: Hướng dẫn về luật xa gần - Dét
1 Nhận xét
Hảo
Trả lờiXóa