Muốn trở thành KIẾN TRÚC SƯ? BỜM cần điều gì???



MUỐN TRỞ THÀNH “KIẾN TRÚC SƯ”, BỜM CẦN ĐIỀU GÌ???

Kiến thức chuyên môn thôi đã đủ ???

Kiến trúc sư Oscar Niemeyer từng nói :
“Tôi là một người Brazil trước khi là một kiến trúc sư. Tôi không thể tách biệt hai con người đó”

Một thời gian dài Bờm lạc lõng, đau đầu, chính xác là từ thời sinh viên đến khi tốt nghiệp và đi làm. Và Bờm nhận thấy một phần rất quan trọng mà mình quên bồi dưỡng bấy lâu nay, chính là phần “người”. Và đã là “người” thì ai cũng có quê hương, dân tộc, văn hóa gắn liền với phần “người” đó. Và cụ thể phần “người” ở đây đối với Bờm chính là “người Việt Nam”. Bấy lâu nay, Bờm có thật sự quan tâm tới việc giữ gìn, hoàn thiện phần “người Việt Nam” trong mình, hay là đã lơ là nó và có thể để nó từ từ biến mất. (mong là chưa, không lại tốn công đi tìm).

Câu thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân mà tuổi thơ ai cũng được nghe:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

Và thời gian gần đây, Bờm đã tiếp xúc với nhiều bạn trẻ nhiệt huyết đam mê bước vào con đường kiến trúc. Với tư cách là một người đàn anh, Bờm mong muốn truyền đạt trung thực hết những suy nghĩ, tâm tư của mình cho các em.

Một người thầy của Bờm từng nói:
“Mình đang dạy học cho những học sinh Việt Nam, trên mảnh đất Việt Nam. Vì vậy, hãy nghĩ tới việc trở thành một người Việt Nam trước khi nghĩ tới việc dạy học”.

Giáo sư Kim Định cũng đã nhấn mạnh phần “người” trong vấn đề giáo dục:
“…Đại học phải làm thế nào để vận nước được trao vào tay những NGƯỜI kỹ sư, NGƯỜI bác sĩ, NGƯỜI luật sư, NGƯỜI công chức, NGƯỜI giáo chức,… nghĩa là những người có lòng nhận hậu có tình người bao trùm lấy tri thức chuyên môn…”

Qua các câu nói của các bậc tiền nhân, Bờm thật sự thấy tầm quan trọng của phần “người” trong mình. Vì vậy theo Bờm, câu trả lời cho câu hỏi lúc đầu:

“Nếu Bờm muốn trở thành “kiến trúc sư”, Bờm hãy nghĩ tới việc trở thành “người”. sau đó phải là “người Việt Nam”.

Bờm xin gửi lời Cám ơn tới thầy Điều, cụ Định, cụ Oscar Niemeyer, Trí Núi, Sinh Lũ, và nhiều gương mặt vô tình khác giúp đoạn đường lông bông dài thêm cả một đường ).

Bài viết vẫn chưa cụ thể hóa việc để trau dồi, hoàn thiện phần “người” cũng như “người Việt Nam”, vì vấn đề theo Bờm rất là khó khăn và hiện giờ Bờm chưa đủ khả năng để trả lời xác đáng.
Nhưng không phải khó khăn là ta lơ là, buông đi cho xong chuyện rồi chờ đợi ai đó giải quyết dùm hoặc chờ nó bị lãng quên mất. Việc lớn nào cũng bắt đầu từ nhừng điều đơn giản nhất. Và Bờm xin trích một câu nói của thầy Văn Như Cương, một người thầy đáng kính, tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam để làm tiền đề trong việc trờ thành “người” và sau đó là “NGƯỜI VIỆT NAM”:

“Các em có thể trở thành những nhà lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nhân tầm cỡ,… nhưng trước hết phải là NGƯỜI TỬ TẾ”

Bờm và những người bạn – R&D – Zest Art Studio